2021.11.24 LUVINA'S MIND

Chi phí phát triển ứng dụng - Cách tối ưu chi phí tốt nhất

Chi phí phát triển ứng dụng tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Làm thế nào để tối ưu chi phí? Tham khảo trong bài viết sau đây!

Chi phí phát triển ứng dụng tại Việt Nam là từ khóa được rất nhiều doanh nghiệp tại Nhật Bản tìm kiếm và quan tâm, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số đang phát triển vượt bậc. Vậy, chi phí phát triển ứng dụng tại Việt Nam hiện nay dành cho các doanh nghiệp Nhật Bản là bao nhiêu? Việc phát triển ứng dụng tại Việt Nam đem lại những lợi ích gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung sau đây!

Chi phí phát triển ứng dụng là gì?

Chi phí phát triển ứng dụng tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung là rất khác nhau. Mức chi phí này phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực, loại ứng dụng và các chức năng được cài đặt, tích hợp vào ứng dụng theo yêu cầu của khách hàng.

Chi phí phát triển ứng dụng còn được tính dựa vào nhân công thực hiện, bao gồm trình độ, kinh nghiệm của kỹ sư tham gia thực hiện và thời gian hoàn thành. Ứng dụng có thời gian nghiên cứu, xây dựng và phát triển càng lâu thì chi phí càng cao.

Vì vậy, rất khó để có thể đưa ra mức chi phí phát triển ứng dụng cụ thể và chính xác.

Chi phí phát triển ứng dụng phụ thuộc vào nhân lực, loại ứng dụng và chi phí cố định

Chi phí phát triển ứng dụng phụ thuộc vào nhân lực, loại ứng dụng và chi phí cố định

Cách tính chi phí phát triển ứng dụng

Mặc dù mức giá phát triển ứng dụng thường không có một con số cụ thể nhưng vẫn có thể sử dụng công thức tính sau:

Chi phí phát triển ứng dụng = Đơn giá công việc x Thời gian làm việc + Chi phí cố định

Trong đó:

  • Đơn giá công việc được tính dựa trên lương, thưởng của kỹ sư, lập trình viên trong một tháng làm việc.
  • Thời gian làm việc là thời gian thực tế dành cho việc phát triển hệ thống ứng dụng.
  • Chi phí cố định thường bao gồm chi phí mua lại tên miền, chứng chỉ SSL. Bên cạnh đó, còn có chi phí dành cho các thiết bị, cơ sở vật chất, bảo trì máy chủ,... Ngoài ra, khi ứng dụng đã phát triển hoàn thiện và muốn phân phối cho người dùng thông qua App Store hoặc Google Play thì đều phải chi trả một khoản phí đăng ký.

Dựa vào cách tính trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tính toán và lên kế hoạch dự trù ngân sách cho việc phát triển ứng dụng của đơn vị mình.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí phát triển ứng dụng

Chi phí nhân sự

Nhân sự chủ yếu tham gia trực tiếp vào việc phát triển ứng dụng thường là các lập trình viên và kỹ sư hệ thống. Chi phí cho các vị trí này sẽ vào khoảng từ 300.000 Yên đến 800.000 Yên/tháng. Đối với lập trình viên và kỹ sư hệ thống làm việc tại các công ty lớn sẽ có mức giá cao hơn.

Nhân sự chủ yếu tham gia trực tiếp vào việc phát triển ứng dụng thường là các lập trình viên và kỹ sư hệ thống

Nhân sự chủ yếu tham gia trực tiếp vào việc phát triển ứng dụng thường là các lập trình viên và kỹ sư hệ thống

Chi phí cố định

Chi phí cố định sẽ bao gồm ngân sách mua lại tên miền, chứng chỉ SSL, bảo trì máy chủ và đăng ký tại các “cửa hàng” ứng dụng như App Store, Google Play.

Từng hạng mục chi phí này thường có mức dao động trong khoảng từ 10.000 đến 20.000 Yên cho mỗi tháng (quản lý tên miền, máy chủ), mỗi năm (chứng chỉ SSL), mỗi lần (đăng ký tại “cửa hàng” ứng dụng).

Chi phí vận hành và bảo trì ứng dụng

Sau khi ứng dụng được phát triển thành công thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc vận hành sao cho hợp lý, bảo trì, sửa lỗi và cập nhật kịp thời các tính năng mới. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng phần mềm, đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp hơn.

Chi phí vận hành và bảo trì sau khi đã phát triển thành công ứng dụng bao gồm: chi phí bảo trì máy chủ, cập nhật hệ điều hành cho từng phiên bản và sửa lỗi.

Bảo trì máy chủ

Bảo trì máy chủ là một trong những hạng mục quan trọng sau khi ứng dụng đã được phát triển thành công.

Đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển ứng dụng cho doanh nghiệp sẽ tiến hành bảo dưỡng, vệ sinh máy chủ định kỳ.

Đội ngũ kỹ sư có trình độ kỹ thuật cao, được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho việc kiểm tra tổng quát, tổng hợp dữ liệu và đưa ra các tư vấn, đánh giá chính xác về tình hình phần mềm cho doanh nghiệp. Từ đó, có những phương án sửa lỗi, nâng cấp phù hợp.

Hỗ trợ cập nhật hệ điều hành

Cập nhật hệ điều hành định kỳ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách thu thập thông tin về hành vi, những lời nhận xét, bình luận mang tính góp ý tích cực.

Đội ngũ lập trình viên, kỹ sư giàu kinh nghiệm, được trang bị kiến thức, kỹ năng cao của đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển ứng dụng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hạng mục này.

Cập nhật hệ điều hành định kỳ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách thu thập thông tin về hành vi, những lời nhận xét, bình luận mang tính góp ý tích cực

Cập nhật hệ điều hành định kỳ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách thu thập thông tin về hành vi, những lời nhận xét, bình luận mang tính góp ý tích cực

Sửa lỗi

Chi phí phát triển ứng dụng cũng bao gồm hạng mục sửa lỗi để khắc phục những khuyết điểm, nhằm đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Chi phí phát triển ứng dụng tùy vào từng loại ứng dụng

Một số loại ứng dụng thường gặp trên thị trường hiện nay có thể kể đến như:

  • Web App: Người dùng có thể tiếp cận ứng dụng này thông qua trình duyệt web trên Internet. Web-app không giới hạn thông tin và cung cấp lượng lớn nội dung đến người dùng. Tuy nhiên, việc phát triển ứng dụng trên web cũng tồn tại các mối đe dọa về virus và tốc độ hoạt động.
  • Native App: Đây là các ứng dụng thường thấy và tải được trên CH Play, App Store, Google Play. Ưu điểm của loại ứng dụng này đó là tốc độ tải nhanh, dễ dàng tiếp cận người dùng và có thể bán hàng ngay trên app. Tuy nhiên, ứng dụng gốc cũng tồn tại nhược điểm đó là khó thu hút người dùng và chi phí phát triển khá cao.
  • Hybrid App: Đây là sự kết hợp giữa native app và web app. Ưu điểm của hybrid app đó là có thể sử dụng trên tất cả các hệ điều hành như iOS và Android. Doanh nghiệp có thể tự phát triển nếu có đội ngũ am hiểu về “HTML5”, “CSS3” hay “JavaScript”. Đồng thời, còn có thể cải thiện được các tính năng mà web app không thể thực hiện được. Tuy vậy, hybrid app lại không đạt được tốc độ hoạt động tốt như native app. Đối với các tính năng bản địa thường khó tận dụng.

Ứng dụng kết hợp

Ứng dụng kết hợp

Việc xác định rõ ràng loại ứng dụng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc và công sức hơn.

Cách tiết kiệm chi phí phát triển ứng dụng

Chi phí cho việc phát triển ứng dụng thường rất cao, chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn ngân sách đầu tư. Vì vậy, làm thế nào để tiết kiệm khoản chi phí này trở thành vấn đề được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm. Tham khảo 6 cách giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí sau đây:

Hiểu rõ mục tiêu người dùng

Để tiết kiệm chi phí phát triển ứng dụng, cách tốt nhất dành cho doanh nghiệp đó là thu hẹp mục tiêu khách hàng của mình.

Hãy khảo sát xem người dùng sử dụng loại nào nhiều hơn, hệ điều hành iOS hay Android. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên xác định rõ ứng dụng của mình khi phát triển sẽ phục vụ cho đối tượng khách hàng nào, cá nhân hay doanh nghiệp.

Từ đó, đưa ra bản thiết kế, mô tả về các chức năng rõ ràng trước khi phát triển ứng dụng.

Khảo sát xem người dùng sử dụng loại ứng dụng nào nhiều hơn, hệ điều hành iOS hay Android để thu hẹp mục tiêu

Khảo sát xem người dùng sử dụng loại ứng dụng nào nhiều hơn, hệ điều hành iOS hay Android để thu hẹp mục tiêu

Kiểm tra lại thiết kế và các chức năng trước khi phát triển ứng dụng

Việc kiểm tra lại thiết kế và các chức năng cần được tích hợp trong ứng dụng trước khi triển khai chính là “chìa khóa” đầu tiên giúp tiết kiệm chi phí tốt nhất.

Bởi vì, nếu doanh nghiệp phát sinh thêm những yêu cầu về sửa đổi, bổ sung sau khi ứng dụng đã hoàn thành thì thời gian thực hiện sẽ bị kéo dài hoặc tạm hoãn. Từ đó, làm tăng chi phí dành cho nhân công theo ngày.

Thay vào đó, doanh nghiệp hãy chủ động kiểm tra, rà soát lại toàn bộ thiết kế cũng như thông số kỹ thuật trước khi bắt tay vào phát triển ứng dụng. Việc chuẩn bị trước một số biểu mẫu, mô tả chi tiết về đặc điểm, mục đích sử dụng và chức năng phù hợp với từng thiết bị cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Chia sẻ lợi nhuận và chi phí phát triển ứng dụng với đơn vị sản xuất

Đây là một trong các cách tiết kiệm chi phí phát triển ứng dụng tối ưu được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản áp dụng. Dựa vào cách này, doanh nghiệp có thể hợp tác đầu tư với đơn vị sản xuất ứng dụng để cùng chịu chi phí phát triển và vận hành. Doanh thu thu được từ ứng dụng sẽ chia đều theo tỷ lệ đóng góp của các bên.

Xác định quy trình nào có thể xử lý được nội bộ

Chia nhỏ quy trình phát triển ứng dụng và xử lý nội bộ kết hợp với thuê đơn vị bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Chia nhỏ quy trình phát triển ứng dụng và xử lý nội bộ kết hợp với thuê đơn vị bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí

Chia nhỏ quy trình phát triển ứng dụng và xử lý nội bộ kết hợp với thuê đơn vị bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí

Tiết kiệm chi phí bằng cách phát triển tối thiểu các chức năng của ứng dụng

Một ứng dụng có càng nhiều chức năng thì tốn càng nhiều quy trình và đắt tiền. Vì vậy, doanh nghiệp cần làm rõ các chức năng cơ bản, hữu ích nhất cần phải có. Đồng thời, cắt bớt những phần chưa thực sự cần thiết. Các chức năng, ý tưởng và yêu cầu nâng cao, đa dạng hơn có thể được bổ sung qua các phiên bản nâng cấp sau.

Lựa chọn đơn vị phát triển ứng dụng uy tín, có chi phí thấp trên thị trường

Có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ với chất lượng và chi phí phát triển ứng dụng khác nhau. Doanh nghiệp hãy tìm kiếm và tham khảo các thông tin về thành tích, giá cả cũng như những ứng dụng mà đơn vị cung cấp đã tạo. Từ đó có sự so sánh và lựa chọn đơn vị uy tín có mức giá thấp hơn.

 

Mỗi cách tiết kiệm chi phí phát triển ứng dụng được chia sẻ trên đây đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu, ngân sách và mức độ tin cậy của các đối tác phát triển ứng dụng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho phù hợp với định hướng của mình.

Lưu ý khi tính chi phí phát triển ứng dụng

Như đã đề cập, chi phí phát triển ứng dụng sẽ bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, nhân sự, vận hành và bảo trì. Tuy nhiên, một số đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển ứng dụng lại không đề cập tới hạng mục này trong hợp đồng. Khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc bảo trì, vận hành và khắc phục sự cố sau khi ứng dụng đã hoàn thành. Đồng thời, việc không tính chi phí vận hành, bảo trì ngay từ ban đầu cũng sẽ khiến doanh nghiệp phải chi trả thêm một khoản ngân sách khác cho hạng mục này.

Vì vậy, khi tính chi phí phát triển ứng dụng, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng hợp đồng xem đã được đề cập tới hạng mục này hay chưa. Khoản chi phí vận hành và bảo trì thường chiếm khoảng từ 10 đến 20% chi phí phát triển ứng dụng.

Chi phí phát triển ứng dụng sẽ bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, nhân sự, vận hành và bảo trì

Chi phí phát triển ứng dụng sẽ bao gồm các yếu tố như chi phí cố định, nhân sự, vận hành và bảo trì

Chi phí phát triển ứng dụng tại Việt Nam, Nhật Bản nói riêng và trên toàn thế giới nói chung rất khác nhau. Chi phí này phụ thuộc lớn vào quy mô, loại ứng dụng, chức năng và chất lượng nhân lực. Nếu doanh nghiệp chưa từng phát triển ứng dụng trước đây thì hãy bắt đầu với cấu hình tối thiểu. Nếu bạn quan tâm về dịch vụ phát triển ứng dụng tại Việt Nam, hãy liên hệ với Luvina Software qua hotline hoặc email ngay hôm nay để được tư vấn, báo giá chi tiết.

back to top