Kiểm soát chất lượng CNTT là một công việc yêu cầu đơn vị phát triển dự án trực tiếp kiểm tra các nguồn chương trình, đồng thời đánh giá sự hài lòng trong trải nghiệm người dùng. Tìm hiểu kỹ hơn về kiểm soát chất lượng CNTT và những yêu cầu trong bài viết sau đây!
Kiểm soát chất lượng CNTT là việc kiểm tra, đánh giá một sản phẩm phần mềm từ mã nguồn đến trải nghiệm người dùng. Một phần mềm thỏa mãn được yêu cầu và đem lại đúng giá trị mà người dùng cần sẽ được đánh giá là đạt chất lượng.
Công việc kiểm soát chất lượng CNTT sẽ được đảm nhiệm bởi các kỹ sư QA và kỹ sư kiểm thử.
Trong đó, kỹ sư QA sẽ có nhiệm vụ kiểm soát chất lượng phần mềm để đánh giá xem các hoạt động và chức năng có đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng hay không. Bên cạnh đó, kỹ sư kiểm thử sẽ xác nhận sản phẩm có đang trong tình trạng hoạt động và phát triển bình thường không. Đồng thời, kiểm tra các lỗi, khiếm khuyết trong mã nguồn để có hướng xử lý, khắc phục kịp thời.
Đây chính là hai vị trí quan trọng nhất trong việc kiểm soát chất lượng CNTT.
Kiểm soát chất lượng CNTT là việc kiểm tra, đánh giá một sản phẩm phần mềm từ mã nguồn đến trải nghiệm người dùng
Việc thiết kế, xây dựng, phát triển và hoàn thiện một phần mềm, chương trình nào đó, đòi hỏi phải có một quá trình gồm nhiều bước thực hiện liên tiếp, song song nhau. Kể cả khi phần mềm đã được hoàn thiện cũng sẽ không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Vì vậy, vai trò của người kiểm soát chất lượng CNTT là vô cùng quan trọng. Họ phải kiểm tra, xác minh nhiều lần để xác định lỗi.
Những lỗi được phát hiện bởi bộ phận kiểm soát chất lượng đều sẽ gửi về cho các kỹ sư phát triển để khắc phục và xử lý kịp thời. Sau đây là một số công việc của người kỹ sư QA và kỹ sư kiểm thử.
Bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát chất lượng CNTT đó là xác định những khiếm khuyết và lỗi của phần mềm. Bởi những phần mềm có tồn tại lỗi, lỗ hổng hay trục trặc trong quá trình vận hành sẽ không thể phát hành ra thị trường và cung cấp cho người dùng được.
Để kiểm tra lỗi và khắc phục trục trặc của phần mềm, đòi hỏi người thực hiện phải lặp đi, lặp lại nhiều thử nghiệm, xác minh khác nhau. Từ đó, giúp loại bỏ hoàn toàn những khiếm khuyết, đem lại các sản phẩm phần mềm tốt nhất, đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
Sau bước kiểm tra lỗi và trục trặc, người thực hiện sẽ ghi chép, báo cáo và hướng dẫn cho kỹ sư phát triển để có hướng xử lý, khắc phục kịp thời.
Việc đưa ra bản báo cáo và các yêu cầu cải tiến là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng CNTT. Bởi nếu thiếu thông tin này, các lỗi, khiếm khuyết sẽ không bao giờ được phát hiện và giải quyết. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian phát hành sản phẩm ra thị trường.
Vai trò của người kiểm soát chất lượng CNTT là vô cùng quan trọng
Khi nhận được bản báo cáo và yêu cầu cải tiến từ bộ phận kiểm soát chất lượng CNTT, kỹ sư phát triển sẽ tiến hành sửa chữa. Sau đó gửi lại cho bộ phận kiểm soát để xác minh lại lần nữa.
Quy trình kiểm tra - sửa lỗi - xác minh này sẽ được lặp đi, lặp lại đến khi hoàn toàn không còn lỗi, khiếm khuyết nào trong phần mềm. Điều này giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho người dùng.
Một nhiệm vụ quan trọng không kém của người thực hiện kiểm soát chất lượng sản phẩm đó chính là tương tác trực tiếp với khách hàng để nắm thông tin, thấu hiểu những yêu cầu, mong muốn về tính năng, tiện ích của họ.
Các cuộc họp, tương tác, trao đổi trực tiếp hoặc qua email cần thống nhất rõ ràng về các yêu cầu, thông tin kỹ thuật để bàn giao cho kỹ sư phát triển. Từ đó, rút ngắn thời gian thiết kế, thực hiện, xác minh và chỉnh sửa khi phần mềm cơ bản đã được hoàn thiện.
Vậy, những điểm chính của việc kiểm soát chất lượng CNTT là gì? Tìm hiểu kỹ hơn trong nội dung tiếp theo!
Việc kiểm soát chất lượng CNTT trong quá trình phát triển hệ thống phụ thuộc vào phương pháp thực hiện cũng như sự hợp tác, trao đổi giữa các bộ phận liên quan. Ngoài ra còn có các điểm khác trong quá trình phát triển phần mềm như lập kế hoạch thực thi và kiểm soát chất lượng.
Một số phương pháp quản lý dự án phần mềm thường được ứng dụng tại các doanh nghiệp CNTT Nhật có thể thấy đó là Agile, Waterfall, Lean, Kanban.
Mỗi phương pháp có những đặc điểm riêng, phụ thuộc vào yêu cầu và văn hóa của doanh nghiệp. Trong đó, phương pháp quản lý phần mềm dạng chia nhỏ phiên làm việc/sprint Agile được ứng dụng rất nhiều. Nhờ việc chia nhỏ từng phần của dự án, công việc kiểm soát chất lượng CNTT sẽ trở nên “nhẹ nhàng”, giúp việc báo cáo, xác minh nhanh chóng hơn rất nhiều.
Kiểm soát chất lượng phụ thuộc vào phương pháp quản lý dự án phần mềm
Nhiều doanh nghiệp phát triển phần mềm đã thừa nhận rằng thời gian phát hành sản phẩm của họ thường bị kéo dài là do thiếu sự hợp tác giữa các bên liên quan. Như đã đề cập, việc kiểm soát chất lượng CNTT phụ thuộc rất lớn vào sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận, kể cả khách hàng. Bởi việc lắng nghe, ghi nhận và thấu hiểu mọi yêu cầu của khách hàng sẽ giúp các bộ phận thiết kế, phát triển và lập kế hoạch một cách dễ dàng. Từ đó, khâu kiểm tra, rà soát lỗi cũng như yêu cầu cải tiến, xác minh cũng được nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Nếu bước trao đổi, tiếp nhận thông tin từ khách hàng không được rõ ràng, đầy đủ thì thời gian và chi phí sửa lỗi sẽ rất cao. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phát hành sản phẩm phần mềm. Vì vậy, để giảm chi phí, doanh nghiệp cần giảm thiểu những sai sót hết mức có thể.
Kiểm soát chất lượng CNTT đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển dự án phần mềm. Một số lưu ý hữu ích sau đây sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro không mong muốn trong quá trình thực hiện.
Doanh nghiệp cần lập kế hoạch kiểm soát chất lượng CNTT một cách đầy đủ, bài bản. Trong đó, nội dung bắt buộc gồm có các mục tiêu đánh giá chất lượng và quản lý tiến độ của từng bộ phận.
Mục tiêu chất lượng cần đạt được đó là phát hiện và xử lý tốt các vấn đề phát sinh lỗi ngay từ giai đoạn đầu. Từ đó, cải thiện chất lượng phần mềm trước khi đến tay người dùng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể so sánh giá trị thực tế và mục tiêu để xác định kết quả cho toàn bộ quá trình.
Doanh nghiệp cần lập kế hoạch kiểm soát chất lượng CNTT một cách đầy đủ, bài bản
Khi lên kế hoạch kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp cần làm rõ từng công việc sẽ thực hiện trong quá trình kiểm tra và xác minh.
Các bước kiểm soát chất lượng cần phải có đủ các thử nghiệm và xác minh. Đồng thời, nêu chi tiết nội dung thực hiện của từng cấp độ để nâng cao hiệu quả công việc. Điều này cũng giúp việc kiểm tra, rà soát, báo cáo, sửa lỗi và xác minh nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn.
Các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng phần mềm thường được quy định có thể kể đến như ISO 9001, ISO 14001.
Ngoài ra, phần mềm còn phải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn, yêu cầu được khách hàng đề ra. Bên cạnh đó, đừng bỏ qua các quy tắc về quản lý dữ liệu, bảo mật, xử lý rủi ro,... trong quá trình kiểm soát chất lượng CNTT.
Việc hiểu rõ và xác định đúng phương pháp kiểm soát chất lượng phần mềm rất quan trọng. Hai phương pháp kiểm soát chất lượng phổ biến nhất hiện nay bao gồm đánh giá ngang hàng và kiểm tra quy trình.
Trong đó, phương pháp đánh giá ngang hàng cho phép các kỹ sư tham khảo, xem xét công việc của nhau bằng cách sử dụng các phương tiện kiểm soát chất lượng. Từ đó, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các sản phẩm có lỗi khi phát hành.
Phương pháp kiểm tra quy trình đòi hỏi chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo đúng tiêu chuẩn tại từng giai đoạn trước khi phát hành.
Việc hiểu rõ và xác định đúng phương pháp kiểm soát chất lượng phần mềm rất quan trọng
Kiểm soát chất lượng CNTT đóng vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp các sản phẩm hoàn chỉnh, không tồn tại lỗi cho người dùng. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc sửa đổi, thay thế phần mềm sau khi phát hành. Hãy liên hệ ngay cho Luvina Software - công ty cung cấp dịch vụ CNTT Việt Nam qua hotline hoặc email để được tư vấn và tìm hiểu thêm về các dịch vụ phát triển phần mềm dành cho khách hàng Nhật Bản hàng đầu Việt Nam!