2021.10.14 LUVINA'S MIND

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam mới cập nhật

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam được ưu tiên phát triển. Tìm hiểu về lực lượng lao động ngành IT tại Việt Nam trong bài viết sau!

Ngành công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những ngành “hot” nhất hiện nay. Nhờ vào sự tiến bộ và phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số, kinh tế số, nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam đang dần phát triển và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai.

Tổng quan về nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam hiện nay đang rất dồi dào với trình độ chuyên môn cao, khả năng cạnh tranh tốt với thị trường lao động IT của các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là Nhật Bản. Hãy cùng điểm qua tổng quan về nguồn nhân lực IT tại Việt Nam với những con số “biết nói” sau!

Số lượng lao động trong ngành IT

Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam không ngừng tăng cao, do sự chuyển mình đột phá của các doanh nghiệp khi bước vào thời đại chuyển đổi số. Điều này càng củng cố thêm sự quan trọng của lực lượng CNTT trong doanh nghiệp nói riêng và thị trường trong nước, quốc tế nói chung. 

Vì vậy, số lượng lao động trong ngành IT cũng không ngừng gia tăng với trình độ chuyên môn, kỹ năng ngày càng được nâng cao.

Theo đó, các số liệu thống kê từ TopDev vào quý I/2021 cho thấy số lượng nhân viên IT là 450.000 người, được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng về chất và lượng qua mỗi thời kỳ.

Cập nhật mới nhất về nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam

Số lượng sinh viên IT tốt nghiệp hàng năm

Số lượng sinh viên IT tốt nghiệp hằng năm tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tại Việt Nam vào khoảng 55.000 sinh viên (theo thống kê của TopDev vào quý I/2021). 

Đặc điểm nhân khẩu học

Theo báo cáo mới nhất của trang TopDev, số lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam đạt 400.000 người vào năm 2019. Trong số này, có khoảng 53,2% nằm trong độ tuổi từ 20 - 29 và 15,8% từ 30 - 34 tuổi. 

Phần lớn các nhân tài CNTT của Việt Nam đều tập trung ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh (55,3%), Hà Nội (34,7%). Đây cũng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam và có hệ thống chính trị, xã hội ổn định.

Cập nhật mới nhất về nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam

Số lượng sinh viên IT tốt nghiệp hàng năm

Số lượng sinh viên IT tốt nghiệp hằng năm tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tại Việt Nam vào khoảng 55.000 sinh viên (theo thống kê của TopDev vào quý I/2021). 

Đặc điểm nhân khẩu học

Theo báo cáo mới nhất của trang TopDev, số lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam đạt 400.000 người vào năm 2019. Trong số này, có khoảng 53,2% nằm trong độ tuổi từ 20 - 29 và 15,8% từ 30 - 34 tuổi. 

Phần lớn các nhân tài CNTT của Việt Nam đều tập trung ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh (55,3%), Hà Nội (34,7%). Đây cũng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam và có hệ thống chính trị, xã hội ổn định.

Việt Nam tăng cường hệ thống giáo dục các môn học liên quan đến ngành CNTT

Ham học hỏi, tiếp thu nhanh

Lực lượng lao động trẻ với năng lực học tập, tiếp thu và sáng tạo cao nhất tại Việt Nam hiện nay đang ở độ tuổi từ 20 - 24, thuộc thế hệ Gen Z. Thế hệ này được sinh ra và lớn lên khi nền CNTT đang hình thành và phát triển, giúp họ có nhiều cơ hội tiếp thu, học hỏi và giao lưu với thị trường công nghệ trong nước và trên thế giới hơn. 

Hơn nữa, khả năng đọc, hiểu các tài liệu tiếng Anh cũng tốt hơn nhờ việc tiếp cận với ngôn ngữ này được chú trọng ngay từ bậc giáo dục tiểu học. Ngoài ra, số lượng lao động làm việc trong ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam thành thạo tiếng và yêu thích văn hóa Nhật Bản cũng chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ. Điều này càng củng cố thêm năng lực, khả năng tiếp thu, kế thừa và cạnh tranh của nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam. 

Nhiều người đã thành thạo tiếng Nhật, yêu thích văn hóa Nhật (thân Nhật)

Tại Việt Nam, số lượng người học tiếng Nhật để phục vụ cho việc giao lưu, hợp tác với nước này ước khoảng 175.000 người, đứng thứ 6 thế giới (theo báo cáo nhanh của Quỹ giao lưu Quốc tế năm 2018). Trong cuộc thi năng lực tiếng Nhật năm 2017 có đến 71.242 người Việt dự thi, xếp thứ 3 thế giới và đứng đầu Đông Nam Á về số lượng và điểm số. Điều đó cho thấy năng lực học tiếng Nhật của các lao động ở tất các ngành nghề nói chung và IT nói riêng là cực kỳ cao. Tạo tiền đề cho sự hợp tác, giao lưu, học hỏi trong thị trường công nghệ thông tin giữa hai nước Việt - Nhật. 

Thành thạo tiếng Nhật để tạo ấn tượng mạnh mẽ trong mắt nhà tuyển dụng

Xu hướng phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam

Tốc độ phát triển nhanh

Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ, nhu cầu tuyển dụng lớn và mức thu nhập cao hơn so với các ngành khác. 

Ngoài ra, chương trình IT/coding cũng được đưa vào giảng dạy và đào tạo từ bậc phổ thông. Bên cạnh đó, giới trẻ có nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời có xu hướng chọn ngành thuộc khối tự nhiên, đặc biệt là IT khi bước lên bậc đại học.

Sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam đang tăng

Theo thống kê từ TopDeV, mặc dù nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam hiện nay khá dồi dào, khoảng 450.000 nhân viên và 55.000 sinh viên IT được cung cấp cho thị trường mỗi năm. Thế nhưng với sự phát triển nhanh chóng cùng nhiều cơ hội đầu tư, hợp tác từ các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới nói chung, Nhật Bản nói riêng thì vẫn còn thiếu khoảng 20.000 lao động. 

Nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam

Điều này khiến thị trường lao động công nghệ thông tin của Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. 

Trước bối cảnh đó, ngoài các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam cũng lần lượt ra đời, bù đắp thêm hàng chục ngàn lao động thiếu hụt cho thị trường. Trong đó, không thể không nhắc đến Luvina Academy - đơn vị đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin uy tín hàng đầu hiện nay. 

Đôi nét giới thiệu về chất lượng đào tạo tại Luvina Academy

Vai trò của Luvina Academy đối với nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam

Nhằm phát triển đội ngũ nhân sự theo kế hoạch đã định và đảm bảo tiêu chuẩn nhất, từ năm 2008, chúng tôi đã liên tục tổ chức các khóa đào tạo CNTT tại Luvina Academy. Các khóa học được tổ chức với tần suất trung bình mỗi năm 2 lần cho sinh viên CNTT chuẩn bị tốt nghiệp. Đồng thời tạo điều kiện tiếp cận CNTT cho các sinh viên đến từ các khoa khác như điện tử, xây dựng, cơ khí, tài chính, kinh tế, ngoại thương,...

Luvina Academy luôn tạo môi trường học tập, rèn luyện nghiêm túc để rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và công ty. 

Sau khi tốt nghiệp các khóa học tại Luvina Academy, học viên sẽ có những kiến thức, kỹ năng mềm cơ bản để bắt đầu làm việc. Đồng thời hiểu được giá trị văn hóa cũng như những yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản.

Luvina Academy luôn tạo môi trường học tập, rèn luyện nghiêm túc để rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và công ty

Ưu điểm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam tại Luvina Academy

Văn hóa và phương pháp làm việc của người Nhật có phần khác so với Việt Nam. Vì vậy, để giúp học viên có thể thích nghi và làm việc được ngay, Luvina Academy đã lồng ghép các nội dung về kỹ năng mềm, giá trị văn hóa và phương pháp làm việc vào chương trình học. 

Nhờ vào ưu điểm đặc biệt này mà nhân viên IT sau khi tốt nghiệp tại Luvina Academy luôn được doanh nghiệp Nhật đánh giá cao bởi có thể đáp ứng tốt các yêu cầu từ việc báo cáo, giao tiếp đến thảo luận. 

Chương trình đào tạo tại Luvina Software đặc biệt chú trọng đến các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao như cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, lập trình Java Core, J2EE. Ngoài ra, họ còn được đào tạo bài bản về quy trình phát triển phần mềm thực tế dựa trên CMMI 3, ISO 9001, ISO 27001. 

Nhờ đó, chỉ sau 6 tháng học tập, rèn luyện tại Luvina Academy, thị trường lao động IT hướng Nhật sẽ có thêm những “chiến binh” thực thụ, phù hợp với đặc trưng văn hóa và yêu cầu chất lượng của các doanh nghiệp Nhật Bản. 

Ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay được xem là hạ tầng của hạ tầng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam lại rất dồi dào với năng lực cạnh tranh và khả năng sáng tạo, học hỏi và tiếp thu cực kỳ nhanh nhạy. Hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Nhật Bản khi đầu tư và tuyển dụng lực lượng IT tại Việt Nam. 

back to top